Dự án mô hình trồng đậu tương

DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG ĐẬU TƯƠNG ĐÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIEO THẲNG TRÊN ĐẤT LÀM ĐƠN GIẢN ĐỂ CẢI TẠO ĐẤT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Chủ nhiệm dự án: KS. Hoàng Thị Liên, Trưởng phòng Trồng trọt - Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.

Cơ quan thực hiện: Phòng Trồng trọt - Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: Vụ đông năm 2002-2003 và vụ đông năm 2003-2004.

Dự án được tổng kết khi kết thúc.

I. MỤC TIÊU

Áp dụng phương pháp trồng đậu tương bằng phương pháp làm đất đơn giản để giảm sức lao động, tăng giá trị ngày công, hạ giá thành sản phẩm, góp phần vào việc tăng hiệu quả sử dụng đất, cải tạo đất và mở rộng nhanh diện tích trồng đậu tương trong tỉnh.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Địa điểm, quy mô các giống thực hiện.

1.1. Địa điểm.

- Năm 2002: Hợp tác xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng.

- Năm 2003:

+ Huyện Thanh Miện: gồm các HTX Tiền Phong, Diên Hồng, Thanh Giang, Chi Lăng Nam, Chi Lăng Bắc, Cao Thắng, Hồng Quang.

+ Huyện Cẩm Giàng: gồm HTX Cẩm Vũ và Xí nghiệp giống cây trồng Quý Dương.

1.2. Quy mô, giống tham gia và thời vụ.

- Năm 2002: 0,5ha; áp dụng giống AK03; thời vụ gieo trồng từ 25/9 - 30/10.

- Năm 2003: 81 ha; áp dụng giống DT84 ở Cẩm Giàng, gieo từ 25/9 - 5/10; giống TN12 ở Thanh Miện, gieo từ 25/9 - 30/9.

2. Các biện pháp kỹ thuật.

2.1. Chân đất: gieo trên chân đất cấy 2 vụ lúa.

2.2. Phương pháp gieo trồng: áp dụng phương pháp gieo thẳng đậu tương trên đất làm đơn giản theo quy trình sau:

- Đối với ruộng lúa tháo được hết nước: giữ nước trong ruộng lúa đến trước khi thu hoạch từ 2 - 3 ngày thì tháo kiệt nước, cắt gốc rạ sát mặt đất. Sau đó cày hoặc cuốc một đường xung quanh ruộng để tạo rãnh tưới và tiêu nước, đồng thời cày hoặc cuốc phân luống rộng 1,4m trên một luống. Đất cày và cuốc để tạo rãnh và thoát nước; cày phân luống vào giữa luống và san phẳng mặt luống rồi gieo hạt.

- Trường hợp nếu đất khô sau khi cày xung quanh ruộng tạo rãnh và phân luống như trên phải tháo nước vào ruộng để đất đủ ẩm, sau đó tháo nước ra mới tiến hành gieo hạt.

- Mật độ gieo: 3 kg hạt giống nảy mầm trên 85% cho 1 sào Bắc bộ, phủ hạt kín bằng một lớp rơm rạ để giữ ẩm và chống cỏ dại.

- Trường hợp ruộng lúa sau thu hoạch không tháo được hết nước: Tiến hành cho thêm nước vào ruộng từ 5 - 7cm, để dễ làm đất, tiến hành cày vỡ tạo luống 1,4m/1 luống kể cả rãnh, san phẳng mặt luống, sau đó gieo hạt và phủ hạt như trên (diện tích ít nhất là 2 sào).

2.3. Phân bón và phòng trừ sâu bệnh thực hiện theo quy trình.

2.4. Tưới nước: dùng biện pháp tưới tràn, tưới thấm 7-10 ngày 1 lần.

3. Kết quả thực hiện.

3.1. Năm 2002.

a. Sinh trưởng và phát triển của đậu tương AK 03 trồng trên đất làm đơn giản.

Vụ đông 2002, giống AK03 có thời gian sinh trưởng 87 ngày. Giai đoạn ra hoa có nhiệt độ phù hợp, không rét, ánh sáng đầy đủ nên đậu tương thụ phấn và kết hạt thuận lợi.

b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực tế của giống.

Số quả trung bình trên cây: 25 quả. Số quả chắc trên cây: 19 quả. Phần trăm quả 3 hạt: 5%. Trọng lượng 1000 hạt: 124 g. Năng suất thực tế (bình quân): 52,5 kg/sào, tương đương 14,54 tạ/ha, tăng so với năng suất bình quân của tỉnh (năng suất đạt 11,5 tạ/ha) là 26,43%.

- Kết quả theo dõi chi tiết ở một số hộ: Có 80% hộ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật đạt năng suất cao, 20% hộ không thực hiện đúng quy trình đạt năng suất thấp.

c. Hiệu quả kinh tế.

Nếu trồng đậu tương bằng phương pháp gieo trên đất làm đơn giản thu lãi 134.250 đồng/sào, bằng 3.718.725 đồng/ha; so với trồng bằng phương pháp làm đất bình thường (lãi 1 sào: 87.250 đồng/sào, bằng 2.416.825 đồng/ha) tăng mức lãi là 1.301.900 đồng/ha.

3.2. Năm 2003.

a. Về sinh trưởng và phát triển của 2 giống đậu tương DT84 và TN12.

Vụ đông năm 2003-2004 giống DT84 có thời gian sinh trưởng 85 - 87 ngày, giống TN12 là 80 ngày. Hai giống này có thời gian sinh trưởng phù hợp với vụ đông của tỉnh.

b. Về năng suất và sản lượng tại các điểm thực hiện dự án (Xem bảng dưới).

TT

Địa điểm sản xuất

Diện tích (ha)

Năng suất

Sản lượng

(tấn)

Phương pháp

gieo trồng

Kg/sào

Tạ/ha

Huyện Thanh Miện

56,7

55,7

15,44

87,6

1

Xã Tiền Phong

12,3

54,1

14,98

18,42

50% làm đất

2

Xã Diên Hồng

4,6

55,7

15,42

7,09

Làm đất đơn giản

3

Xã Thanh Giang

9,2

55,8

15,45

14,21

4

Xã Chi Nam

8,7

56,1

15,53

13,51

5

Xã Chi Bắc

2,3

55,9

15,48

3,56

6

Xã Cao Thắng

8,9

58,2

16,12

14,34

7

Xã Hồng Quang

10,7

55,6

15,4

16,47

Huyện Cẩm Giàng

24,3

53,2

14,76

35,89

1

HTX Phú Lộc

20,0

55,1

15,26

30,52

2

XN Quý Dương

4,3

45,1

12,5

5,37

Cộng

81

55

15,24

123,49

c. Hiệu quả kinh tế.

Trồng đậu tương theo phương pháp làm đất đơn giản giảm được 67% công làm đất so với trồng bình thường. Lợi nhuận đạt 70.000 đồng/sào, tương đương 1.939.000 đồng/ha.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Năm 2003-2004 Ban chủ nhiệm Dự án đã phối hợp với Trung tâm ứng dụng TBKH (Sở Khoa học và Công nghệ), Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hải Dương xây dựng băng hình phổ biến phương pháp trồng đậu tương làm đất đơn giản và phát trên truyền hình Hải Dương. Vụ đông 2003-2004 diện tích đậu tương đông tăng 53%. Trong đó, nhiều hộ áp dụng phương pháp làm đất đơn giản. Tuy vậy, từ đó đến nay diện tích trồng đậu tương đông theo phương pháp này vẫn không mở rộng được.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây