Ứng dụng sinh học để nhân giống Nấm ăn

DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỂ NHÂN GIỐNG NẤM ĂN TỪ NGUYÊN CHỦNG RA CẤP 1, CẤP 2, CẤP 3 CHỦ ĐỘNG PHỤC VỤ PHONG TRÀO SẢN XUẤT NẤM ĂN Ở TỈNH HẢI DƯƠNG  

Chủ nhiệm dự án: KS. Hoàng Ngọc Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương).

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Hải Dương).

Cơ quan phối hợp thực hiện: Viện Di truyền nông nghiệp; xã Cẩm Đoài, huyện Cẩm Giàng; xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện.

Thời gian thực hiện: 4/2001 - 3/2002.

Đề tài được tổng kết khi kết thúc.

I. MỤC TIÊU

- Ứng dụng TBKT sản xuất các loại nấm giống nấm ăn (cấp 1, cấp 2, cấp 3) tại Hải Dương đạt tiêu chuẩn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tạo ra những sản phẩm mới, nâng cao giá trị hàng hoá, tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, góp phần ổn định và thúc đẩy nghề trồng nấm phát triển;

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề có đủ khả năng tiếp thu công nghệ sản xuất giống nấm ăn để ứng dụng vào sản xuất quy mô hộ gia đình tại các địa phương;

- Thăm dò thị trường tiêu thụ, giải quyết đầu ra của sản phẩm cho nông dân yên tâm sản xuất.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Đào tạo cán bộ kỹ thuật sản xuất giống nấm từ nguyên chủng ra cấp 1, cấp 2, cấp 3 đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.

- Đào tạo được 5 cán bộ kỹ thuật tiếp thu làm chủ công nghệ nhân giống nấm từ nguyên chủng ra cấp 1, cấp 2, cấp 3 đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất.

1.1. Sơ đồ công nghệ chung.

Giống gốc ð Cấp 1 (20-30 ống) ð Cấp 2 (1-2 chai) ð Cấp 3 (35-45 túi) ð Nuôi trồng.

Bảng 1: Kết quả nhân giống nấm ăn (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm) từ nguyên chủng ra cấp 1, cấp 2, cấp 3.

Chủng loại

giống

Thời gian sản xuất

Số lượng giống nghiên cứu

Số lượng giống cấp 1

Số lượng giống cấp 2

Số lượng giống cấp 3

Tổng số

Tỷ lệ đạt

Tỷ lệ nhiễm

Tổng số

Tỷ lệ

đạt

Tỷ lệ nhiễm

Tổng số

Tỷ lệ đạt

Tỷ lệ nhiễm

Giống nấm

mỡ

30/9-11/11/01

1 ống giống NC

21

ống

21 ống đạt 100%

Không nhiễm bệnh

21

chai

19 chai

đạt

90,4%

2 chai chiếm 9,6%

295 kg

285,5 kg đạt 96,7%

9,5 kg chiếm 3,3%

Giống nấm sò

30/9- 11/11/01

1 ống giống NC

27 ống

27 ống đạt 100%

Không nhiễm bệnh

17 chai

17 chai đạt 100%

Không nhiễm bệnh

105 kg

105 kg

Không nhiễm bệnh

Giống nấm

rơm

27/7/01

17,5 kg

17,5 kg đạt 97%

0,5 kg chiếm 3%

1.2. Đối với sản xuất nấm sò.

Trong phạm vi sản xuất nấm sò chỉ cấy 17 ống cấp 1 ra 17 chai cấp 2; 10 ống cấp 1 còn lại đem bảo quản.

1.3. Đối với sản xuất nấm rơm.

Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đã làm chủ được công nghệ nhân giống nấm ăn nguyên chủng ra cấp 1, cấp 2, cấp 3. Quá trình nhân giống nấm ăn từ nguyên chủng ra cấp 1 đạt 100%, từ cấp 1 ra cấp 2 đạt 90 - 100%, từ cấp 2 ra cấp 3 đạt 96 - 100%. Như vậy, so với tiêu chuẩn sản xuất giống nấm của Viện Di truyền nông nghiệp thì giống nấm của Trung tâm ứng dụng TBKH Hải Dương sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng.

2. Tổ chức sản xuất thử nghiệm tại Trung tâm ứng dụng TBKH Hải Dương (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm):

Bảng 2: Kết quả sản xuất thử nghiệm nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm tại Trung tâm ứng dụng TBKH Hải Dương.

STT

Loại nấm

Số lượng ng.liệu/kg

Ngày ủ nguyên liệu

Ngày cấy giống

Sản lượng

thu được (kg)

Tỷ lệ đạt (%)

Ghi chú

1

Nấm rơm

450

6/8/2001

12/8/01

56

12,5

2

Nấm mỡ

Đợt 1

Đợt 2

500

500

30/10/01

6/11/01

20/10/01

27/11/01

27

24

-

-

Do chuột tập trung gây hại nên đã lập biên bản huỷ bỏ

3

Nấm sò

600

14/11/01

30/11/01

390

65,0

Nhận xét:

- Nấm rơm: Nhiệt độ thích hợp cho nấm rơm phát triển là 32 - 35oC, nhưng vì thời tiết từ ngày 30/9 - 10/10/2001 có áp thấp nhiệt đới, trời lạnh, nhiệt độ dưới 25oC nên sản lượng thu hoạch là 56 kg, đạt tỷ lệ 12,5% (mục tiêu dự án 10 - 15%).

- Nấm mỡ: Qua theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát triển của nấm mỡ được trồng từ nguồn giống do Trung tâm sản xuất cho thấy, sợi phát triển tốt, sau khi cấy giống được 12 - 15 ngày sợi đã phát triển kín mặt luống. Ngày 01/01/2001 quả thể nấm phát triển đồng đều, đợt đầu đã cho thu hoạch, nhưng do địa điểm triển khai tại vùng ven thành phố, quy mô sản xuất nhỏ, chuột phá hoại, không thống kê được số lượng.

- Nấm sò: Giống nấm được trồng trong mô hình phát triển tốt, sợi phát triển nhanh, đều; sau khi cấy 18 - 20 ngày sợi nấm đã ăn kín đáy bịch. Các bịch nấm đều có mùi thơm đặc trưng. Đến ngày 4/1/2002 quả thể nấm đã xuất hiện nhiều và đều. Kết quả thu hoạch của mô hình nấm sò được 390 kg, đạt tỷ lệ 65% (đạt được mục tiêu năng suất dự án đặt ra).

3. Tổ chức trình diễn mô hình tại cơ sở.

3.1. Tại xã Cẩm Đoài, huyện Cẩm Giàng.

+ Xây dựng được mô hình hộ nông dân áp dụng TBKT sản xuất nấm sò, nấm mỡ gồm 21 hộ. Trong đó, 19 hộ sản xuất nấm mỡ, 2 hộ sản xuất nấm sò, 1 hộ sản xuất cả 2 loại nấm sò và nấm mỡ.

+ Trung tâm ứng dụng TBKH nhân giống và cung ứng 172,5 kg giống. Trong đó, nấm sò 37,5 kg, nấm mỡ 135 kg. Các hộ nông dân tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp gồm 32.500 kg rơm để sản xuất nấm. Năng suất nấm mỡ đạt 188 - 190,5 kg/tấn nguyên liệu (đạt 18,8 - 19,5%). Năng suất nấm sò đạt 688 - 702 kg/tấn nguyên liệu (đạt 68,8 - 70%).

+ Thực tế sản xuất đã khẳng định chất lượng giống nấm do Trung tâm sản xuất tương đương với chất lượng giống nấm do Viện Di truyền cung cấp: Năng suất giống nấm sò do Trung tâm tự sản xuất là 688 kg/tấn nguyên liệu, đạt 68% (Năng suất giống nấm sò của Viện di truyền là 702 kg/tấn nguyên liệu, đạt 70,2%); năng suất giống nấm mỡ do Trung tâm tự sản xuất là 188,0 kg, đạt 18,8% (Năng suất giống nấm mỡ của Viện Di truyền là 190,5 kg/tấn nguyên liệu, đạt 19%).

3.2. Tại xã Hồng Quang, huyện Thanh Miện.

+ Năm 2000, có 1 cơ sở sản xuất nấm được thành lập với quy mô nhỏ, gồm 4 hộ gia đình, sản xuất nấm ăn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong xã và cung cấp cho thị trường Hà Nội.

+ Trung tâm ứng dụng TBKH tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến cho các hộ tham gia.

Năng suất nấm sò, nấm mỡ được trồng từ giống do Trung tâm ứng dụng TBKH sản xuất tại Hồng Quang, huyện Thanh Miện lần lượt đạt tỷ lệ 65%, 19,8% tương đương với năng suất được trồng từ giống của Viện Di truyền sản xuất lần lượt đạt 66%, 20%.

Nghề trồng nấm đã mang lại hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn (1 tấn nguyên liệu sản xuất nấm sò lãi 1.220.000 đồng, nấm mỡ lãi 769.000 - 814.000 đồng).

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu không được nhân rộng. Thị trường tiêu thụ nấm gặp nhiều khó khăn, các hộ nông dân không tiêu thụ được, không mở rộng sản xuất nên Trung tâm ứng dụng TBKH không thể tổ chức sản xuất giống nấm từ nguyên chủng ra giống cấp 1, 2, 3.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây