Chọn lọc và phục tráng một số giống Gà nội

CHỌN LỌC VÀ PHỤC TRÁNG MỘT SỐ GIỐNG GÀ NỘI CÓ PHẨM CHẤT TỐT, NUÔI THEO PHƯƠNG PHÁP CÔNG NGHIỆP PHỤC VỤ TIÊU DÙNG VÀ XUẤT KHẨU  

Chủ nhiệm đề tài: KS. Lê Văn Đễ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Dương.

Cơ quan phối hợp thực hiện: Một số hộ gia đình ở các huyện Gia Lộc, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Bình Giang.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/1997 đến tháng 7/1999.

Đề tài được tổng kết khi kết thúc.

I. MỤC TIÊU

- Lựa chọn phục tráng một số giống trong và ngoài tỉnh đã được nuôi trên địa bàn tỉnh có chất lượng thịt tốt và nhiều trứng, chống chịu với điều kiện tự nhiên ngoại cảnh tốt.

- Xây dựng mô hình nuôi gà nội theo phương pháp công nghiệp quy mô hộ gia đình (Gà hướng thịt, gà đẻ trứng, ấp trứng bán công nghiệp) có giá trị hàng hoá cao.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Điều tra khảo sát và tìm hiểu đặc điểm sinh học của một số giống gà nội trong và ngoài tỉnh để chọn lọc giống gà nội nuôi trong tỉnh.

Khảo sát ở một số giống gà nội ở vùng Đồng bằng sông Hồng: gà Đông Cảo ở Khoái Châu (Hưng Yên), gà Mía của Phùng Hưng, Tùng Thiện (Sơn Tây), gà Hồ của Bắc Ninh, gà Rốt ri của Sóc Sơn (Đông Anh, Hà Nội).

Ở Hải Dương, giống gà ri chủ yếu nuôi ở nông thôn đang có chiều hướng tăng về quy mô đàn trong mỗi hộ gia đình. Gà ri được nuôi chủ yếu theo hướng kiêm dụng lấy thịt và sinh sản, chất lượng thịt thơm ngon, lông màu vàng đẹp, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, khả năng đẻ trứng của gà mái cao hơn một số giống gà nội khác, là giống gà được nuôi phổ biến, lâu đời ở vùng Đồng bằng sông Hồng.

Gà Đông Cảo có một số đặc điểm riêng nổi trội như khả năng tăng trọng khá, được chăn thả trong điều kiện khí hậu, thời tiết của tỉnh Hưng Yên tương tự như Hải Dương.

Giống gà Ri được chọn nuôi trong mô hình chăn nuôi gà nội theo phương pháp công nghiệp quy mô hộ gia đình. Giống gà Đông Cảo của Hưng Yên được chọn nuôi thử với quy mô nhỏ hơn để so sánh và đánh giá khả năng thích nghi, hiệu quả kinh tế.

2. Xây dựng mô hình hộ gia đình nuôi gà nội theo phương pháp công nghiệp có giá trị kinh tế cao.

2.1. Xây dựng quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà nội theo phương pháp công nghiệp.

Chọn giống gà theo hướng chăn nuôi; thức ăn và chế độ chăm sóc cho từng loại gà; vệ sinh thú y và các phòng trừ dịch bệnh.

Hai công thức ăn đã được lựa chọn như sau:

- Công thức 1: Chế biến thức ăn cho gà từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương.

(Có ưu điểm chủ động về nguyên liệu, giảm giá thành nhưng không ổn định về chất lượng).

- Công thức 2: Sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm cao phối trộn với thức ăn tinh sẵn có ở địa phương.

(Có chất lượng ổn định, nhưng giá thành cao và phụ thuộc vào nhà cung cấp).

2.2. Kết quả xây dựng mô hình.

Xây dựng mô hình nuôi gà nội ở các huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Gia Lộc và thành phố Hải Dương.

Số hộ tham gia mô hình là 71 hộ, thời gian thực hiện 2 năm, tổng số gà nuôi là 7.067 con.

- Mô hình nuôi gà thịt:

Qua 2 năm 1997-1998 có 36 hộ xây dựng mô hình nuôi gà thịt, kết quả như sau:

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

1997

1998

Tổng số 2 năm

Bình quân 11 hộ

điển hình

1. Số hộ mô hình

hộ

20

16

36

11

2. Tổng đàn

con

2.000

3.396

5.396

1.860

3. Thời gian nuôi bình quân

ngày

109

107

108

105

4. Tỷ lệ sống

%

89,9

89,7

89,8

93,7

5. Số con xuất bán

con

1.796

3.047

4.843

1.743

6. Tổng trọng lượng bán

kg

2.516

4.325,5

6.841,5

2.620

7. Trọng lượng bình quân

kg/con

1,40

1,42

1,41

1,50

8. Tăng trọng bình quân/1 con

g/ngày

12,84

13,27

13,06

14,29

Đánh giá hiệu quả kinh tế:

+ Năm 1997 lãi trung bình của 1 hộ chăn nuôi 100 gà thịt đạt 420.000 đồng/hộ. Năm 1998 nuôi 200 con/hộ, lãi 1.232.00 đồng/hộ.

+ Gà thịt nuôi theo phương pháp công nghiệp: thời gian 105 ngày đạt trọng lượng trung bình 1,5 kg/con. Tiêu tốn thức ăn trung bình 3,27 kg thức ăn/kg hơi, giá thành 1 con gà là 17.150 đồng/con, thấp hơn kiểu nuôi truyền thống 1.570 đồng/con.

- Mô hình nuôi gà sinh sản:

Gà sinh sản 1.670 con nuôi ở 38 hộ. Nhìn chung đàn gà sinh sản khoẻ mạnh, có trọng lượng bình quân khá đồng đều, khả năng đẻ trứng tốt, tỷ lệ ấp nở cao.

Kết quả nuôi gà sinh sản: Mỗi mái đẻ bình quân 135.5 - 142 quả/năm.

Lãi bình quân 1 mái: từ 32.000 - 40.000 đồng/mái, một số hộ điển hình đạt 53.000 đồng/mái/năm.

- Kết quả nhân rộng mô hình: Sau 2 năm mô hình được nhân rộng tới 400 hộ với số lượng trên 16.000 con.

3. Nuôi thử gà Đông Cảo theo phương pháp công nghiệp.

Nuôi thử gà Đông Cảo hướng thịt và nuôi hướng sinh sản với qui mô 100 con tại phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương. Kết quả:

- Về tăng trọng: gà Đông Cảo tăng trọng nhanh hơn gà Ri, sau 105 ngày nuôi đạt 1.52 kg/con; thời gian nuôi thịt dài hơn so với gà Ri từ 15 - 20 ngày.

- Một số nhược điểm của gà Đông Cảo: lông bụng ít, chân to cao, xù xì, da hơi đỏ, kém hấp dẫn người mua.

- Gà Đông Cảo nuôi sinh sản hiệu quả kinh tế thấp. Mức lãi mỗi năm chỉ đạt 30.000 đồng/gà mái sinh sản. Gà đẻ trứng to, nhưng lượng trứng ít hơn gà Ri, khả năng ấp trứng, nuôi con của gà mái kém gà Ri.

4. Chuyển giao công nghệ và lắp đặt thiết bị ấp tại Hải Dương.

Đã đào tạo và chuyển giao công nghệ ấp trứng cho gia đình ông Bùi Đình Thanh (phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương), lắp đặt 1 máy ấp công suất 1.000 quả trứng gà/1 ca. Nhiệt độ ấp trứng điều chỉnh qua tăng giảm điện năng, trứng được đảo bằng thủ công. Tỷ lệ nở và chất lượng giống đạt yêu cầu.

Tiền lãi ấp 1 đợt đủ công suất máy đạt trên 900.000 đồng/đợt (21 ngày).

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Chăn nuôi gà nội theo phương pháp công nghiệp quy mô hộ gia đình đã góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, phù hợp với hộ nông dân. Mô hình được phổ biến áp dụng trên toàn tỉnh.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây