Nhân và thâm canh Cá Rô Phi đơn tính

ĐỀ TÀI ÁP DỤNG TBKT NHÂN VÀ THÂM CANH CÁ RÔ PHI ĐƠN TÍNH   Chủ nhiệm đề tài: Trần Quang Chúc, Giám đốc Trung tâm Thuỷ sản Hải Dương Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương Cơ quan thực hiện: Trung tâm Thủy sản Hải Dương. Cơ quan phối hợp thực hiện: Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I - Bộ Thủy sản; Trung tâm Thuỷ sản Hải Dương. Thời gian thực hiện: năm 1997. Đề tài được tổng kết khi kết thúc I. MỤC TIÊU Áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nhân giống và thâm canh cá rô phi đơn tính thương phẩm trên diện rộng để có hiệu quả kinh tế cao. II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

 

 

Ao nuôi phải có diện tích từ 1.000 - 10.000 m2 (thích hợp nhất là từ 2.000 - 5.000 m2); độ sâu nước trong ao từ 1,5 - 2,5m; độ pH từ 7 - 8; đáy ao có lớp bùn dầy từ 20 - 25 cm. Bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ, nguồn nước cấp vào ao sạch sẽ, thoát nước dễ dàng.

1.2. Chuẩn bị ao trước khi nuôi.

- Nếu là ao cũ, trước khi nuôi phải cải tạo kỹ: phát quang bờ ao, san lấp các hang hốc, tu sửa lại đăng cống làm cạn nước và bốc vét bùn, càng ít bùn càng tốt.

- Dùng vôi để cải tạo đáy ao và diệt tạp, tuỳ theo độ pH của ao mà dùng lượng vôi khác nhau, nếu ao có pH bình thường dùng từ 7 - 10 kg/100 m2 (tương đương 25 - 35 kg/sào ao), nếu ao có độ pH thấp (chua) thì lượng vôi bón tăng gấp đôi. Rải vôi đều đáy ao, bờ ao, tiến hành vào ngày nắng, phơi ao 2 - 3 ngày. Sau đó dẫn nước ngập đáy ao 30 - 50 cm, tiến hành bón lót gây màu nước, dùng phân chuồng ủ hoai với lượng phân: 35 - 40 kg/100 m2 (120 - 140 kg/sào ao). Sau khi bón phân từ 3 - 5 ngày, dẫn nước vào ao cho đủ mức quy định và tiến hành thả cá giống.

1.3. Đối tượng nuôi và tiêu chuẩn cá giống.

- Thời gian nuôi từ tháng 4 đến tháng 12 dương lịch hàng năm.

- Đối tượng nuôi là cá Rô phi dòng GIFT đơn tính đực hoặc dòng Thái. Cá giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng: ngoại hình vây, vẩy hoàn chỉnh, không mất nhớt, xây xát, cỡ cá đồng đều, chiều dài từ 4 - 5 cm, khối kượng từ 4 - 5 g/con, không có dấu hiệu bị bệnh.

- Mật độ nuôi:

+ Nuôi đơn cá Rô phi đơn tính: nuôi đơn bán thâm canh mật độ: 2,5 - 3 con/m2, nuôi đơn thâm canh mật độ: 5 - 8 con/m2.

+ Nuôi ghép cá Rô phi đơn tính với cá khác: mật độ chung 1,5 - 2 con/m2 (trong đó: Rôphi chiếm 60%, Mè trắng 20%, Trôi các loại 10%, Trắm cỏ 5%, Chép lai 3 máu 5%).

1.4. Quản lý, chăm sóc.

- Cho cá ăn: Cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi, tháng đầu mới xuống giống, lượng thức ăn cho cá bằng từ 5 - 7% so với tổng khối lượng cá nuôi trong ao. Với cách tính tương tự như trên, khi trọng lượng cá đạt 100g/con, cho ăn từ 3 - 4%; khi cá đạt trên 200g cho ăn 2 - 2,5%; khi cá trên 300g cho ăn 1,5%. Cho cá ăn 2 lần trong ngày (sáng từ 8h30 - 9h, chiều từ 16h - 17h), cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ kiếm ăn cho cá. áp dụng biện pháp nghỉ cho ăn để kích thích tính thèm ăn của cá, cứ 10 ngày cho cá nghỉ ăn 1 ngày (trong ngày nghỉ cá vẫn sinh trưởng bình thường do cá tăng cường ăn thêm thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi). Có thể dùng thức ăn tự chế cho cá Rô phi bằng cách nấu chín thức ăn hỗn hợp đảm bảo theo tỷ lệ: bột cá nhạt 15%, đậu tương 20%, cám gạo, ngô 50 - 55%, chất kết dính 1%, Vitamin Premix 1%, rau xanh 8 - 13%.

- Bón phân: Ngoài thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế, trong 3 đến 4 tháng đầu nên bón thêm phân đã ủ hoai với liều lượng: 50 - 60 kg/sào ao/tuần. Trước khi thu hoạch 1 tháng phải ngừng bón phân để cá sạch.

- Quản lý ao nuôi: Thường xuyên thăm ao vào sáng sớm để phát hiện cá nổi đầu và cấp nước kịp thời. Quan sát màu nước; bờ ao, đăng cống 1 tuần bổ sung nước 1 lần, luôn giữ mực nước ổn định: 1,5 - 2,5m, thay nước ao định kỳ tháng từ 1 - 2 lần, mỗi lần 1/3 - 1/4 lượng nước có trong ao. Định kỳ 1 tháng kiểm tra cá 1 lần xem độ lớn và sức ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau 5 - 6 tháng nuôi, kiểm tra nếu cá thương phẩm đạt 500 g/con có thể tiến hành thu hoạch.

2. Thu hoạch.

- Thu hoạch tỉa: Tiến hành thu hoạch những con cá đạt trọng lượng 500 g/con trở lên, những con nhỏ có thể nuôi tiếp một tháng nữa sẽ đạt trọng lượng thương phẩm.

- Thu một lần: Hạ mức nước ao xuống còn 40 - 50 cm, kéo lưới nhiều lần, sau đó tát cạn bắt hết số cá còn lại.

Để hạn chế mùi bùn, trước khi thu hoạch 1 - 2 tuần nên tích cực thay nước sạch để nâng cao chất lượng thịt cá, hạn chế được mùi hôi của bùn.

3. Các bệnh thường gặp trên cá Rô phi và cách phòng trị.

3.1. Bệnh do vi khuẩn.

- Bệnh xuất huyết:

+ Tác nhân gây bệnh: Cầu khuẩn (STreptocoscus irial) gram dương.

+ Dấu hiệu bệnh: Cá yếu, bơi lờ đờ, kém hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ, mắt, mang xuất huyết. Cá bệnh nặng quay tròn trên mặt nước, không định hướng, mắt lồi ra, bụng trương to.

+ Phòng trị bệnh: Cải thiện môi trường ổn định, dùng vôi (CaO hoặc CaCO3). Tuỳ theo pH của môi trường, liều lượng bón 1 - 2 kg/m2 nước, mỗi tháng bón từ 2 - 3 lần. Cách bón: hoà thành nước té đều khắp mặt ao; dùng Orythromycine trộn vào thức ăn liều lượng 2 - 5 g thuốc/100 kg cá/ngày và cho ăn đều từ 3 - 5 ngày.

- Bệnh viêm ruột:

+ Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn (Aeromenas hyđrophila) gram âm.

+ Dấu hiệu bệnh: Tương tự như bệnh xuất huyết nhưng ruột trương to, chứa đầy hơi nên gọi là viêm ruột, lỗ hậu môn thường sưng to, xuất huyết.

+ Phòng trị bệnh: Cải thiện môi trường tốt bằng định kỳ té vôi bột. Dùng một số kháng sinh phòng, trị bệnh như orythromycine, liều dùng 10 - 12 g/100 kg cá/ngày, từ ngày 2 - 7 liều dùng bằng 1/2 ngày đầu, thuốc được trộn vào thức ăn đã được nấu chín để nguội. Lưu ý thức ăn trộn thuốc giảm đi một nửa so với khẩu phần hàng ngày. Bổ sung Vitamin C: 3 g/100 kg cá và Premix vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và chóng lành bệnh.

3.2. Bệnh ký sinh trùng.

- Bệnh trùng bánh xe:

Bệnh này do một số loài thuộc họ trùng bánh xe gây nên. Khi mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, cá ngứa ngáy, thường nổi từng đám lên mặt nước. Bệnh nặng, trùng bám dầy đặc ở vây, mang, phá huỷ các tổ mang khiến cá bị nghẹt thở. Cá bơi lội lung tung không định hướng, sau cùng lật bụng mấy vòng, chìm xuống ao và chết.

+ Trùng bánh xe gây bệnh cho cá Rô phi chủ yếu ở giai đoạn cá giống, tỷ lệ chết cao: từ 70-100%. Bệnh thường phát vào mùa xuân, thu và thường gặp ở cá Rô phi giống lưu qua đông.

+ Trị bệnh: Dùng muối ăn NaCl 2 - 3% tắm cho cá bị bệnh trong thời gian 5 - 15 phút, hoặc dùng Sunphát đồng (CuSO4) nồng độ 3 - 5 g/m3 nước tắm cho cá 5 - 15 phút, hoặc hoà Sunphát đồng phun xuống ao với nồng độ 0,5 - 0,7 g/m3 nước. Sau khi phun 2 - 3 ngày nên thay nước ao để cải thiện môi trường nuôi.

- Bệnh nấm thuỷ mi:

+ Tác nhân gây bệnh: Nấm thuỷ mi hay còn gọi là nấm nước. Sợi nấm chia làm 2 phần: Phần gốc nấm bám vào các tổ chức cơ thể, phần sợi tự do ngoài môi trường nước. Nấm thuỷ mi gây hại cho cá Rôphi ở tất cả các giai đoạn từ trứng cá đến cá thịt.

Khi nhiệt độ hạ thấp, cá Rô phi thường chui xuống bùn để trú ẩn và thường bị xây xát, tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây chết cá. Cá bị bệnh bơi lờ đờ xung quanh ao, bị nặng một thời gian sẽ chết. Nấm bám trên mình cá như những túm bông màu trắng, nhìn rõ nhất khi cá ở trong nước.

+ Phòng trị bệnh: Giữ môi trường sạch, nuôi dưỡng cá tốt, giữ cá không bị xây xát, không kéo lưới và vận chuyển cá khi nhiệt độ dưới 20OC. Khi cá bị bệnh có thể dùng muối ăn 3% hoặc dung dịch thuốc tím 20 mg/lít tắm cho cá trong khoảng thời gian từ 15 - 30 phút.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Sau khi nghiệm thu đề tài, Trung tâm Thủy sản tỉnh Hải Dương đã liên tục sử dụng kết quả áp dụng TBKT để ấp trứng. Năm 2005 đã kích thích cho cá đẻ nhân tạo và chuyển giới tính thành công cho cá tại Trung tâm.

- Thực hiện bảo quản qua đông cho đàn cá bố mẹ.

- Cung cấp giống cá Rô phi đơn tính đực có chất lượng tốt cho nông dân quanh vùng.

- Có thể áp dụng kết quả của đề tài nuôi cá rô phi đơn tính để tận dụng các ao, hồ sẵn có trong khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

1.1. Điều kiện ao.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây