Đièu khiển giới tính lợn con trong Kt thụ tinh nhân tạo

ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC NHẰM ĐIỀU KHIỂN GIỚI TÍNH LỢN CON TRONG KỸ THUẬT THỤ TINH NHÂN TẠO CHO LỢN NÁI SINH SẢN NUÔI TẠI HỘ GIA ĐÌNH  

Chủ nhiệm đề tài: Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Thái, Giám đốc Trung tâm Giống gia súc tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Giống gia súc tỉnh Hải Dương.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 03/2005 đến tháng 12/2005.

Kết quả nghiệm thu xếp loại: Khá.

I. MỤC TIÊU

Ứng dụng giải pháp công nghệ sinh học điều khiển tỷ lệ sinh lợn đực, cái trong sản xuất con giống theo ý muốn phục vụ nhu cầu sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Tiếp nhận công nghệ để tạo ra sản phẩm sinh học điều khiển tỷ lệ lợn đực, cái giống và kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

- Đào tạo 10 cán bộ nắm được công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học điều khiển tỷ lệ lợn đực, cái đảm bảo chất lượng thông qua tăng giảm độ pH phù hợp.

- Kiểm tra đánh giá chất lượng tinh dịch đàn lợn đực thí nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tinh trùng.

- Kiểm tra độ pH của môi trường tổng hợp và các chế phẩm khi bảo quản: NHD1, Đ1, Đ2, C1, C2. Sau 2 ngày bảo quản, độ pH của môi trường tổng hợp và 4 chế phẩm đều ổn định, không làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

- Sản xuất thử 600 liều tinh lợn phân ly giới tính (tinh được pha thêm chất Đ1 điều khiển sinh lợn đực, C1 điều khiển sinh lợn cái) cho lợn nái sinh sản, qua theo dõi 36 - 42 giờ, chất lượng tinh đảm bảo để phối giống theo tiêu chuẩn. Kiểm tra phối tinh thử trên 5 con lợn nái.

2. Sản xuất chế phẩm sinh học điều khiển giới tính cho lợn nái sinh sản.

Sản xuất chế phẩm sinh học theo công thức tăng sinh lợn cái: 25 lít để pha chế 500 liều tinh tăng cái;. Sản xuất chế phẩm sinh học theo công thức tăng sinh lợn đực: 50 lít để pha chế 500 liều tinh tăng đực.

3. Sử dụng chế phẩm sinh học điều khiển giới tính phối lợn nái sinh sản tại các cơ sở sản xuất.

Lấy tinh trùng của 28 lợn đực của Trung tâm Giống gia súc Hải Dương để pha chế liều tinh điều khiển giới tính (2 - 4 tuổi). Trong đó, có 14 con Landrace, 14 con Yorkshire. Tinh dịch đạt tiêu chuẩn như TCVN-C984.

Dùng các chất C1, Đ1 để khống chế pH tinh dịch ở hai mức thích hợp (6,6 - 6,8 và 7,2 - 7,4), kiểm tra lại hoạt lực tinh trùng, pH tinh dịch, thời gian tinh trùng còn khả năng thụ thai (T0,4 - 0,5), chỉ số sống bền (Sa).

- Kết quả phối tinh có sử dụng chế phẩm điều khiển giới tính cho 228 con lợn nái:

+ Tại huyện Cẩm Giàng, lô thí nghiệm điều khiển tăng sinh lợn cái cho tỷ lệ tăng 17% lợn cái, lô thí nghiệm tăng điều khiển sinh lợn đực tăng 11,36% lợn đực.

+ Tại huyện Tứ Kỳ cho kết quả tương ứng tăng cái 13,42%, tăng đực 13,98%.

- Kết quả cụ thể phân theo giống:

+ Kết quả phối tinh 21 con nái ngoại tỷ lệ tăng sinh lợn cái 20,11%, tăng sinh lợn đực 20,06%.

+ Kết quả phối tinh 61 con nái F1 tỷ lệ tăng sinh lợn cái đạt 14,17%, tăng sinh lợn đực 13,81%.

+ Kết quả phối tinh 146 con nái Móng Cái tỷ lệ tăng sinh lợn cái đạt 3,27%, tăng sinh lợn đực đạt 13,10%.

Như vậy, khả năng điều chỉnh giới tính lợn con ở đàn nái ngoại và nái F1 hơn nái Móng Cái.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Sau khi nghiệm thu đã áp dụng chế phẩm cho 200 lợn nái tại xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ theo hướng sinh nhiều lợn cái. Chưa mở rộng áp dụng kết quả nghiên cứu ra các địa phương khác trong toàn tỉnh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây