Sản xuất trứng giống Tằm lai, trồng dâu lai và ươm tơ cơ khí

DỰ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRỨNG GIỐNG TẰM LAI, TRỒNG DÂU LAI, NUÔI TẰM GIỐNG MỚI VÀ ƯƠM TƠ CƠ KHÍ TẠI CÁC XÃ VEN SÔNG THÁI BÌNH VÀ SÔNG KINH THẦY TỈNH HẢI DƯƠNG  

Chủ nhiệm dự án: TS. Hà Bạch Đằng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương.

Cơ quan chuyển giao công nghệ: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện:

- UBND các huyện Nam Sách, Kim Thành.

- UBND các xã Thượng Vũ, huyện Kim Thành và Nam Hưng, huyện Nam Sách.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/2000 đến tháng 8/2004.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Khá.

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu trực tiếp.

Cung cấp dâu lai, giống tằm tốt, máy ươm tơ cơ khí quy mô hộ gia đình, phục hồi và phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn thực hiện dự án.

2. Mục tiêu nhân rộng kết quả của mô hình.

Kết quả đạt được của mô hình sẽ được tuyên truyền phổ biến, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người học tập, áp dụng rộng ra các vùng trồng dâu, nuôi tằm ở vùng đất bãi ngoài đê, góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng để đạt giá trị bình quân 36 triệu đồng/ha đất nông nghiệp.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Xây dựng mô hình trồng dâu lai bằng hom giống và cây giống.

a. Kết quả trồng dâu lai Tam bội 12, Tam bội 28 bằng hom.

- Địa điểm thực hiện: Các xã Lai Vu, Thượng Vũ - huyện Kim Thành và xã Nam Hưng - huyện Nam Sách.

- Trung tâm ng dụng TBKH đã tổ chức cho các hộ gia đình thực hiện dự án đi tham quan, trao đổi với các hộ gia đình thuộc xã Đại Mạch, huyện Đông Anh là nơi đang trồng phổ biến 2 giống dâu này. Trước khi trồng cây dâu, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm ng dụng TBKH và Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương phối hợp với UBND các xã thực hiện dự án tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật trồng dâu hom cho các hộ gia đình.

- Kết quả thực hiện mô hình:

+ Số giống đưa vào trồng là 50 tấn hom dâu, trồng trên diện tích 20 ha. Trong đó:

Xã Lai Vu: số hộ tham gia là 282, diện tích trồng 9 ha, ngày trồng 10/2/2003.

Xã Thượng Vũ: số hộ tham gia là 100, diện tích trồng 7,5 ha, ngày trồng 15/2/203.

Xã Nam Hưng: số hộ hộ tham là 50, diện tích trồng là 3,5 ha, ngày trồng 12/2/2003.

+ Sau 18 tháng thực hiện, kết quả ở mỗi xã có khác nhau. Xã Lai Vu đạt năng suất lá dâu cao nhất là 25,8 tấn/ha, xã Nam Hưng đạt 24,5 tấn/ha, xã Thượng Vũ đạt 23,6 tấn/ha. Lượng dâu để nuôi 1 vòng trứng tằm và năng suất kén/1ha dâu ở xã Nam Hưng là tốt nhất: 175 kg lá dâu và 1.750 kg kén; xã Lai Vu: 180 kg lá dâu và 1.716 kg kén; xã Thượng Vũ 185 kg lá dâu và 1.460 kg kén.

b. Kết quả trồng dâu VH9 bằng cây con.

- Địa điểm thực hiện: các xã Lai Vu, Thượng Vũ - huyện Kim Thành.

- Cây con giống được Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương ươm giống tại vườn ươm huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ban chủ nhiệm Dự án đã nhận giống và trồng trên diện tích 3,5 ha. Cụ thể:

+ Xã Lai Vu: diện tích trồng 1ha, số cây được trồng còn sống 29.400 cây, ngày trồng 15/2/2003.

+ Xã Thượng Vũ: diện tích trồng 2,5 ha, số cây được trồng còn sống 85.500 cây, ngày trồng 15/2/2003.

Năm đầu cây sinh trưởng chậm hơn so với dâu trồng bằng hom. Từ năm thứ 2 trở đi nếu được chăm sóc tốt cây sẽ phát triển nhanh, trên 3 năm tuổi, dâu VH9 sẽ đạt năng suất tối đa 50 tấn/ha/năm, phù hợp với kết quả trồng thử nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương.

c. Kết quả trồng giống dâu Xa nhị luân từ hạt giống.

- Địa điểm thực hiện: xã Nam Hưng và xã Thái Tân, huyện Nam Sách.

- Hạt giống do Trung tâm dâu tằm, tơ Trung ương cung cấp. Việc gieo ươm cây giống được thực hiện trên diện tích 10 sào Bắc bộ ở các địa điểm như sau:

+ Xã Nam Hưng: 5 hộ thực hiện trên diện tích 5 sào, lượng hạt giống 2 kg, ngày gieo hạt 4/3/2003, ngày đánh cây con ra trồng ở ruộng 2/5/2003.

+ Xã Thái Tân: 2 hộ thực hiện trên diện tích 5 sào, lượng hạt giống 2 kg, ngày gieo hạt 6/3/2003, ngày đánh cây con ra trồng 16/5/2003.

Từ 4 kg hạt giống đã sản xuất được 21,6 vạn cây giống đủ tiêu chuẩn đạt tỷ lệ ương mầm giao cho 80 hộ gia đình nông dân của xã Nam Hưng trồng trên 40,4 ha đất bãi ven sông.

- Sinh trưởng, phát triển của dâu xa nhị luân: Sau gần 1 năm trồng dâu có thể thu hoạch, năm đầu có thể đạt 4 - 5 tấn/ha. Sau 3 năm trồng có thể đạt 50 tấn/ha; đồng thời dâu còn có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Nhưng khi trời ít mưa, đất bãi khô, thiếu nước, cây dâu con bị chết nhiều.

2. Xây dựng mô hình nuôi tằm lai.

a. Mô hình nuôi tằm lai lưỡng quảng.

- Các giống tằm nguồn gốc từ Trung Quốc có chất lượng kén và tơ tốt, đạt phẩm chất cao. ở nước ta, tằm có thể nuôi được 3 vụ từ tháng 2 đến tháng 11 trong năm: xuân, hè, thu (vụ thu cho năng suất cao nhất). Năng suất bình quân 10-12 kén/vòng trứng.

- Giống tằm do Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương nhập khẩu trứng tằm từ Trung Quốc, bảo quản tại kho lạnh để cung cấp kịp thời và đảm bảo chất lượng cho các hộ nông dân.

Số hộ thực hiện dự án là 2.290 hộ, thực hiện nuôi 5 vụ (vụ xuân 2003, hè 2003, thu 2003; vụ đông xuân và vụ thu 2004). Đến tháng 10/2004, dự án đã cung cấp trên 8.000 vòng trứng cho các hộ nông dân thực hiện dự án.

- Kết quả thực hiện mô hình:

+ Sau 1 năm nuôi tằm lai lưỡng hệ tại 2.290 hộ nông dân, sản lượng kén 5 vụ đạt 99.852,8 kg kén, năng suất bình quân 12,46 kg kén/vòng trứng, chi phí lượng lá dâu cho 1 vòng trứng từ 180 - 200 kg lá dâu, đạt chỉ tiêu so với quy trình đề ra.

- Trong 4 xã nuôi, kết quả sau 5 vụ nuôi như sau:

Bảng 1: Kết quả nuôi tằm lưỡng quảng 2 ở các xã thực hiện dự án.

Các chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thượng Vũ

Lai Vu

Thái Tân

Nam Hưng

Tổng số

1. Số lượng hộ tham gia

hộ

462

573

164

1.091

2.290

2. Số vòng trứng tằm

vòng

2.296

2.425

318

2.978

8.017

3. Năng suất kén bình quân/ vòng trứng

kg

11,93

12,41

12,57

12,88

12,46

4. Sản lượng kén 5 vụ

27.399

30.102,8

3.996,0

38.355

99.852,8

b. Mô hình sản xuất trứng giống tằm lai Tứ Nguyên 1827.

- Địa điểm thực hiện: Trung tâm Ứng dụng TBKH, xã Thượng Vũ và xã Lai Vu, huyện Kim Thành.

- Sản xuất trứng giống tằm lai lưỡng hệ Tứ Nguyên 1827:

+ Nuôi tằm bố, mẹ: tằm bố, mẹ được nuôi tại các hộ gia đình nông dân ở các xã Thượng Vũ và Lai Vu. Các hộ có kinh nghiệm nuôi tằm, có cơ sở vật chất đảm bảo. Lựa chọn kén giống phục vụ lai tạo: Cơ quan chuyển giao công nghệ đã lựa chọn giống A1 x 810 và A2 x L70 để tạo tổ hợp lai.

Giống A1 x 810 là giống có chất lượng tơ tốt, dạng kén hình eo, dầy cùi nhưng khó nuôi vì tằm nhạy cảm với môi trường và dịch bệnh.

Giống A2 x L70 là giống có năng suất cao, kén bầu, dễ nuôi, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và một số bệnh như bệnh bủng, bệnh tằm trong.

Các hộ gia đình đã thực hiện nuôi tằm giống bố, mẹ theo quy trình của Trung tâm dâu tằm tơ Trung ương. Kết quả là 2 giống tằm đã phát dục tương đối đồng đều.

+ Lai tạo và sản xuất trứng tằm lai:

Địa điểm thực hiện: tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương.

Kén tằm được thu hoạch và lựa chọn theo tiêu chuẩn tại các hộ nông dân. Sau đó được đưa về Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học để tiến hành các công đoạn: bảo quản kén, ra ngài và tằm tiến hành giao phối, rồi đẻ trứng. Trứng tằm được đưa lên bảo quản tại kho lạnh của Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương (vì Trung tâm ứng dụng TBKH không đủ điều kiện bảo quản lâu dài).

Bảng 2: Kết quả sản xuất trứng tằm lai Tứ nguyên 1827.

Chỉ tiêu theo dõi

Vụ thu - đông 2003

Vụ xuân 2004

Tổng số

1. Số lượng vòng trứng đã sản xuất

1.009

114

1.125

2. Số lượng vòng trứng đưa ra sản xuất

108

108

3. Số lượng vòng trứng không sử dụng đem tiêu huỷ

901

114

1.015

c. Nuôi tằm lai Tứ Nguyên 1827 từ trứng sản xuất tại tỉnh.

- Đơn vị thực hiện: xã Nam Hưng, huyện Nam Sách.

- Quy mô thực hiện: 20 hộ nông dân nuôi 80 vòng trứng tằm.

- Thời vụ nuôi: Từ tháng 3/2004.

- Kết quả nuôi tằm lai Tứ Nguyên so với tằm lai lưỡng quảng số 2:

+ Chi phí lượng lá dâu của tằm lai Tứ Nguyên ít hơn 31 kg/vòng trứng.

+ Hiệu quả kinh tế: thu nhập 1 vòng trứng thấp hơn 76.000 đồng so với đối chứng, kén nhỏ, cùi mỏng, tỷ lệ thu hồi tơ 0,2 kg kén, cần 8,1 kg kén sản xuất ra 1 kg tơ; trong khi đó tằm lưỡng quảng số 2: tỷ lệ thu hồi tơ 0,13 kg tơ/1 kg kén, cần 7,6 kg kén sản xuất 1 kg tơ... Do đó giống tằm lai Tứ Nguyên 1827 không được nông dân chấp nhận.

3. Mô hình ươm tơ cơ khí quy mô hộ gia đình kết hợp xử lý nước thải ươm tơ.

a. Mô hình ươm tơ cơ khí.

Năm 2002 dự án đã hỗ trợ các hộ gia đình ở xã Nam Hưng một phần kinh phí để áp dụng 5 máy ươm tơ cơ khí. Đến năm 2003 dự án tiếp tục đầu tư hỗ trợ thêm 20 máy. Cùng với vốn của dân bỏ ra, đến năm 2004, toàn xã Nam Hưng có 35 máy ươm tơ cơ khí, 70 kỹ thuật viên được đào tạo vận hành máy, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho hơn 100 lao động, các cụm máy ươm tơ đã mở rộng khả năng tiêu thụ kén tằm tại địa phương và các xã lân cận. Trong 2 năm 2003-2004, các cụm máy ươm tơ đã kéo được hơn 60 tấn kén, thu được gần 8 tấn tơ, trị giá gần 2 tỷ đồng.

b. Xử lý môi trường ươm tơ bằng chế phẩm E.M thứ cấp.

Tại các hộ gia đình ươm tơ cơ khí ở xã Nam Hưng, huyện Nam Sách nước thải từ ươm tơ không xử lý mà thải trực tiếp ra ao, hồ hoặc mương máng, gây mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và cộng đồng.

Dự án đã cấp 1.600 lít E.M thứ cấp cho 35 hộ gia đình thực hiện ươm tơ cơ khí để xử lý nước thải ươm tơ thải ra. Sau 4 giờ sử dụng chỉ số COD giảm 60%, BOD5 giảm 61,3%, TSS giảm 66,6%... Từ kết quả này, nhân dân trong vùng đã dùng chế phẩm E.M thứ cấp để xử lý chuồng trại chăn nuôi, xử lý nước ao nuôi cá khi bị ô nhiễm.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Giống dâu Tam bội 12 và tam bội 28 được phát triển đại trà ở các xã thực hiện dự án.

- Mô hình ươm tơ cơ khí quy mô hộ gia đình được áp dụng rộng ở các xã trồng dâu, nuôi tằm ven sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, tỉnh Hải Dương.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây