Chủ nhiệm đề tài: KS. Hoàng Ngọc Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương.
Cơ quan chủ trì thực hiện: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học Hải Dương.
Thời gian thực hiện: Năm 2005.
Đề tài được tổng kết khi kết thúc.
I. MỤC TIÊU
- Lựa chọn 2 loại cây màu: đậu xanh ĐX 2002, lạc L18 có năng suất, chất lượng, bố trí công thức luân canh, kỹ thuật thâm canh hợp lý để đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh 2 cây màu trên để phổ biến áp dụng rộng rãi.
II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Qui mô, địa điểm và thời vụ.
- Qui mô: 15 ha (đậu xanh ĐX 25: 5 ha; lạc L18: 10 ha; vụ xuân 5 ha; vụ thu đông 5 ha).
- Địa điểm: Thôn An Lạc, thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện.
- Thời vụ:
+ Giống đậu xanh: gieo trồng vụ hè thu 2005; gieo hạt 11/7/2005.
+ Vụ xuân: 5ha giống Lạc L18; gieo trồng từ 15 - 20/2/2005.
+ Vụ thu đông: 5 ha giống Lạc L18; gieo trồng từ 5 - 10/9/2005.
2. Các biện pháp kỹ thuật: thực hiện theo quy trình.
3. Kết quả theo dõi sinh trưởng, phát triển và năng suất.
3.1. Giống lạc L18.
Qua theo dõi diện tích trồng lạc L18 trong công thức luân canh, thâm canh trên vùng đất cao không chủ động nước tưới tại thị trấn Thanh Miện trong vụ xuân và thu đông cho thấy:
- Nhiệt độ, ánh sáng phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây lạc đặc biệt khi ra hoa kết quả.
- Vụ lạc xuân: giai đoạn đầu gieo hạt nhiệt độ thấp lại hạn nên lạc mọc chậm, sinh trưởng kém, cuối vụ hay gặp mưa rào đầu mùa nên củ hay bị thối, phải thu hoạch sớm, năng suất chưa đạt được mục tiêu đề ra.
- Thời gian sinh trưởng lạc xuân 115 ngày, lạc vụ thu đông đến 96 ngày.
- Giống lạc L18 là giống có tiềm năng đạt năng suất cao nhưng trên vùng đất cao, cơ giới lại cát già, thường xuyên thiếu nước tưới nên dù các hộ nông dân thôn An Lạc đã thực hiện khá tốt quy trình kỹ thuật được hướng dẫn nhưng năng suất chưa đạt yêu cầu như mục tiêu đề ra. Giống lạc L18 trồng trong vụ thu đông năng suất không cao (gần 40 tạ/ha) nhưng lạc chắc, mẩy, chất lượng tốt hơn vụ xuân vì vụ lạc xuân khi thu hoạch thường hay gặp mưa rào nên phải thu hoạch sớm, năng suất đạt 36,5 tạ/ha và chất lượng hạt cũng kém hơn vụ đông.
3.2. Giống đậu xanh ĐX 2002.
- Đậu xanh ĐX 2002 trồng vụ hè thu 2005 khi mới gieo hạt có nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp cho hạt mẩy, nẩy mầm nhanh, sinh trưởng phát triển thuận lợi. Giai đoạn đầu thân vươn cao, nhanh, hình thành ít đốt nên số chùm quả không nhiều, hơn nữa thân lá phát triển mạnh, lấn át sự ra hoa kết quả. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất không cao, mới đạt 50% so với khuyến cáo năng suất của tác giả (8,5 - 15 tạ/ha).
- Thời vụ gieo hạt từ 11/7/2005, thu hoạch từ 18 - 22/9/2005, thời gian sinh trưởng là 72 ngày. Thời kỳ này thường gặp mưa bão cuối vụ làm giảm khả năng ra hoa kết quả. Đến khi quả chín, nắng nóng và độ ẩm thấp quả hay bị vặn vỏ tách hạt bắn ra ngoài nếu không thu hoạch kịp thời.
4. Hiệu quả kinh tế.
4.1. Lạc L18.
- Chi phí 1 ha: 12.230.000 đồng.
- Giá trị thu được 1 ha: 2.950.000 đồng.
- Hiệu quả thu được/1 ha: 10.720.000 đồng.
4.2. Đậu xanh ĐX 2002.
- Chí phí cho 1 ha: 7.200.000 đồng.
- Giá trị thu được 1 ha: 9.512.000 đồng.
- Hiệu quả thu được 1ha: 2.312.500 đồng.
III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN
- Giống lạc L18 sau khi báo cáo nghiệm thu kết quả đã được nhân mở rộng ra xã Ngũ Hùng (Thanh Miện) trong vụ xuân và vụ thu đông năm 2006 với quy mô 1 ha. Giống lạc L18 cũng được mở rộng vào sản xuất ở xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) với quy mô gần 50 ha. Riêng thị trấn Thanh Miện diện tích lạc L18 được mở rộng sang thôn Phượng Hoàng với quy mô 7 ha.
- Giống đậu xanh ĐX 2002 từ mô hình 5 ha năm 2005 sang vụ hè thu năm 2006 được nhân ra 10 ha tại thị trấn Thanh Miện và 5 ha tại xã Ngũ Hùng.