Giống bưởi ngọt NNH-VN53 phù hợp với huyện Thanh Hà

Tiến sỹ Nguyễn Mai Thơm với cây bưởi NNH - VN 53. Ảnh Hải Ninh     Huyện Thanh Hà là huyện thuần nông với 2 cây trồng chính là cây vải và cây lúa, đây cũng là nguồn thu nhập chính của người dân Thanh Hà. Tình hình sản xuất vải trên địa bàn huyện có nhiều biến chuyển, diện tích, năng suất, sản lượng vải có xu hướng giảm dần, do hiệu quả kinh tế của cây vải không cao, thấp hơn rất nhiều so với các loại cây ăn quả khác.
Giống bưởi ngọt NNH-VN53 phù hợp với huyện Thanh Hà
Nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác, trong đó việc tiến hành đưa các dòng, các giống cây ăn quả có múi mới vào trồng và nghiên cứu tìm ra các biện pháp kỹ thuật canh tác cây ăn quả có múi hiệu quả là một trong những yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế phát triển cây ăn quả tại huyện Thanh Hà, trong 3 năm từ năm 2011 - 2013, tiến sỹ Nguyễn Mai Thơm, Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) cùng các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu đề tài: "Xây dựng mô hình trình diễn một số dòng cây ăn quả mới Quýt không hạt NNH - VN52, Bưởi ngọt NNH-VN53 và Bưởi NNH-VN50 trên địa bàn tỉnh Hải Dương" tại thôn Lập Lễ, xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương) và Xí nghiệp Giống cây ăn quả và cây dược liệu Cầu Xe, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương).
Sau 3 năm triển khai đề tài xây dựng 03 mô hình cây ăn quả mới gồm bưởi ngọt NNH-VN53, bưởi NNH-VN50 và quýt không hạt NNH-VN52 tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương). Kết quả mô hình trình diễn giống bưởi ngọt NNH-VN53 có khả năng thích ứng và sinh trưởng tốt tại địa phương, cây có chiều cao, kích thước tán, đường kính cành độ dài sinh trưởng của cành lộc và thời gian ra hoa đậu quả và mẫu mã, chất lượng quả bưởi đã được dòng bưởi NNH-VN53,
Dòng bưởi ngọt NNH-VN53 có khả năng tăng trưởng khi sử dụng phân bón lá Botrac là đạt cao nhất. Tăng trưởng chiều cao cây từ ngày 15/1 đến 15/6 ở là 15,3 cm. Khi sử dụng phân bón lá đầu trâu đạt 11,12 cm; công thức 5 đạt 10,92 cm; công thức 3 đạt 9,97 cm và cuối cùng là công thức đối chứng đạt 8,5 cm. Ở giai đoạn đầu mới phun phân bón lá từ ngày 15/1 đến 15/2 tăng trưởng chiều cao cây công thức 4 đạt cao nhất 4,18 cm, chênh lệch đạt 1,83cm là 2,35 cm, còn lại các công thức khác tăng trưởng chiều cao cây ở giai đoạn này có sự chênh lệch không nhiều so với công thức đối chứng. Dòng bưởi ngọt NNH-VN53, công thức phân bón lá Botrac có diện tích lá cao nhất đạt 52,93 cm, các công thức phân Antonik, phân Đầu trâu và Yogen cũng đều cho diện tích cao hơn so với không sử dụng phân bón lá công thức đối chứng chỉ đạt 44,66 cm2
Sau 49 ngày ghép, phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 70,8%, tỷ lệ sống là 65,0% trong khi ở phương pháp ghép nêm chéo tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống lần lượt là 74,5% và 70,5%; đường kính mầm trên mắt ghép đạt 0,50 cm còn với phương pháp ghép mắt nhỏ đường kính mầm là 0,34 cm. Việc sử dụng phương pháp ghép nêm chéo ghép dòng bưởi NNH-VN53 trên gốc bưởi Lập Lễ làm cho mầm ghép phát triển nhanh và khỏe hơn so với phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ. Khi sử dụng phương pháp ghép nêm chéo cho dòng bưởi NNH-VN53 cho thấy khả năng tiếp hợp nhanh, sinh trưởng khỏe nên khả năng ra lá tốt hơn so với phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ. Tại thời điểm 49 ngày sau ghép số lá trung bình trên các mầm ghép theo phương pháp ghép nêm chéo đạt 16,38 lá/mầm trong khi số lá trung bình trên mầm ghép theo phương pháp mắt nhỏ là 14,25 lá/mầm. Đặc biệt quả của dòng bưởi NNH-VN53có thể là nhóm quả cung cấp trong dịp Tết cổ truyền có hiệu quả kinh tế rất cao. Nhóm thực hiện đề tài khuyến cáo người dân trong vùng nên nhân rộng và trồng dòng bưởi NNH-VN53 để rải vụ bưởi tại địa phương nhằm tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.
Mô hình trình diễn dòng bưởi NNH-VN50 cũng có khả năng thích ứng cao, tép quả giòn, tép nhỏ ráo nước, tuy nhiên độ chua dôn dốt và mẫu mã của quả chưa được người dân đánh giá cao so với bưởi Lập Lễ. Mô hình trồng quýt không hạt NNH-VN52, bước đầu nhận thấy khả năng thích ứng kém hơn so với 2 dòng bưởi và chất lượng quả tuy là không hạt nhưng lại chua và khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh hại kém nhất sâu vẽ bùa, nhện đỏ.
Khi dùng các loại phân bón qua lá nhận thấy phân bón Atonik có tác động tốt nhất so với các loại phân bón qua lá khác khi dùng trên các dòng cây ăn quả mới bưởi NNH-VN50; bưởi ngọt NNH-VN53 và quýt NNH-VN52. Trên 2 dòng bưởi ngọt NNH-VN53 và NNH-VN50 công thức 4 phân viên nén 90K2O + 150N trên nền 10 tấn phân chuồng + 200 P2O5 cho tỉ lệ tăng trưởng cao nhất về chiều cao cây cũng như tốc độ ra lộc, ra lá của cây bưởi và công thức có tỷ lệ thấp nhất là đối chứng chỉ bón nền 10 tấn phân chuồng + 200 P2O5. Ba dòng cây ăn quả mới có khả năng kháng sâu bệnh tốt, tỷ lệ sâu bệnh tương đương giống Bưởi Lập Lễ của địa phương. Sau 3 năm xây dựng mô hình, ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng 3 quy trình kỹ thuật cho 3 dòng cây ăn quả mới; tập huấn 2 lớp về kỹ thuật trồng và chăm sóc các dòng giống mới và cách phòng chống sâu bệnh hại cho các loại cây ăn quả tại huyện Thanh Hà (Hải Dương) và nhân thành công 1000 cây giống của 3 dòng cây ăn quả mới tại 4 hộ gia đình, đã ghép cải tạo được 35 cây bưởi kém hiệu quả thành dòng bưởi ngọt NNH-VN53 tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương).
Từ năm 2011 đến 2013 tại Xí nghiệp Giống cây ăn quả, cây dược liệu Cầu Xe, Tứ Kỳ, Hải Dương các dòng giống cây mẹ sinh trưởng khá tốt và khi phun phân bón lá đã ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cả hai dòng bưởi NNH-VN50 và bưởi ngọt NNH-VN53. Kết quả trên dòng quýt không hạt NNH-VN52 thì phân bón lá Bortrac giúp cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Hai dòng bưởi NNH-VN50 và bưởi NNH-VN53 tỷ lệ hại không đáng kể.
Từ kết quả nghiên cứu thực hiện đề tài đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác và phát triển cây ăn quả theo hướng hàng hóa, ổn định, bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Ninh Hải

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây