Ngày 24/3/2010, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện 3 công trình khoa học công nghệ đã thực hiện năm 2009 gồm: đề tài áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây dưa hấu trên địa bàn tỉnh Hải Dương; đề tài nghiên cứu bệnh thối nhũn hành, tỏi và đề xuất biện pháp phòng trừ tại một số địa phương ở Hải Dương; đề tài xây dưng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao T10 theo Viet GAP tại huyện Bình Giang, Hải Dương.
Thời gian gần đây vấn đề an ninh lương thực luôn được các cấp, chính quyền đặc biệt quan tâm, trong khi dân số liên tục tăng nhanh, do đó rất cần những giống lúa mới năng suất chất lượng cao. Để nâng cao hiệu quả ngành sản xuất nông nghiệp, trong những năm qua Hải Dương đã và đang có nhiều biện pháp nâng cao tỷ lệ giống lúa chất lượng cao, mở rộng diện tích cây màu có giá trị kinh tế cao, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá có giá trị kinh tế cao là chủ trương có tính chiến lược của tỉnh. Hiện nay tỉnh ta có 67.500 ha đất canh tác năng suất lúa cả năm đạt 119 tạ/ha và bình quân lương thực đạt 470 kg thóc/ người/ năm. Việc mở rộng giống lúa chất lượng cao và canh tác theo hướng tạo sản phẩm an toàn, bền vững (Việt GAP) nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đề tài xây dựng mô hình trình diễn giống lúa chất lượng cao T10 theo Việt GAP tại huyện Bình Giang đã góp phần đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và nâng cao tỷ lệ giống lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng tỉnh ta đã đưa cây dưa hấu vào cơ cấu cây trồng và dưa hấu đã chứng tỏ là loại cây có giá trị kinh tế cao làm tăng đáng kể thu cho người nông dân gấp 2 đến 3 lần so với trồng lúa. Vì vậy trên địa bàn tỉnh ta đã xuất hiện vùng chuyên canh sản xuất dưa hấu mang lại giá trị kinh tế cao tại các huyện như: Gia Lộc, Kim Thành, Tứ Kỳ, Kinh Môn . . . một sào dưa hấu trồng sau 55 đến 80 ngày đã cho lãi trên dưới 2 triệu đồng/ sào, tương đương giá trị trên 100 triệu đồng/ha. Việc sản xuất thử thành công 3 giống dưa hấu mới TN386, TN 755 và Super Taison 052 là những giống dưa tốt cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn so với các giống dưa cũ đối chứng của nhân dân. Ngoài ra đề tài còn sản xuất thử thành công dưa hấu ghép trên gốc bầu đã cho thấy khả năng vượt trội về sinh trưởng, không bị bệnh héo xanh gây hại, cho năng suất cao hơn đối chứng từ 4 đến 13,3 tấn/ha. Qua đó đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây dưa hấu và tăng thu nhập cho người nông dân đồng thời đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sản xuất.
Những năm gần đây diện tích rau mầu vụ đông đã tăng dần do cơ cấu chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng và phổ biến nhất là các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên . . . . Cây màu đã phát triển mạnh thay thế dần những cây có thu nhập thấp để đáp ứng người tiêu dùng và xuất khẩu. Ngoài những cây rau truyền thống như cà chua, xu hào, bắp cải, cây đậu ăn rau . . . thì cây hành, cây tỏi là cây được trồng tại các huyện Kinh Môn, kim Thành, Nam Sách. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thì diện tích trồng hành tỏi trong 2 năm gần đây ngày càng gia tăng, sản lượng tăng sang năm suất năm 2007 cao hơn năm 2005 nhưng lại thấp hơn năm 2006 trung bình 6 tạ/ha. một trong những nguyên nhân là do trong qúa trình trồng trọt và bảo quản hành, tỏi bị bệnh thối nhũn gây hại. Các địa phương đã có nhiều biện pháp phòng chống nhưng chưa có hiệu quả. Qua nghiên cứu bệnh thối nhũn hành, tỏi đã giám định 6 loại bệnh hại gây thối cho hành, tỏi trong quá trình bảo quản. Trong đó có một loại vi khuẩn, 5 loại nấm thường xuyên xuất hiện gây bệnh thối cho hành, 4 loại nấạigay hại tỏi xuất hiện nhiều và gây hại chính tới qua trình bảo quản hành tỏi. Việc nghiên cứu thành công biện pháp phòng trừ bệnh thối nhũn hành tỏi đã góp phần đem lại hiệu quả phòng trừ bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân khi thu hoạch hành, tỏi.
Phạm Ninh Hải
Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương